Contents
Trong chuyên ngành vật liệu học, cụm chữ thép không gỉ ở việt nam hay gọi là inox được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% CR (crôm). Tên gọi là “thép không gỉ” tức là sắt không bị gỉ, không bị oxy hóa phải không?
Thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn. Trong cuộc sống tùy vào mục đích sử dụng như Lưỡi dao hoặc chữ inox mà người ta dùng nhiều cách để tăng cứng bề mặt vật liệu.
Các ưu điểm của thép không gỉ ( inox) so với thép thường
✅Tốc độ hóa bền rèn cao
✅Độ dẻo cao hơn
✅Độ cứng và độ bền cao hơn
✅Độ bền nóng cao hơn
✅Chống chịu ăn mòn cao hơn
✅Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn
✅Phản ứng từ kém hơn (chỉ với thép austenit)
Thép không gỉ có khả năng chống sự ôxy hoá và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng.
Inox hay thép không gỉ có nhiều hình dạng như: inox tấm, Ống tròn, Ống tròn, Hộp vuông, Hộp chữ nhật, Thanh la (lập là), Cây đặc tròn (láp) Dây, Cây đặc vuông, Cây đặc lục giác
Khả năng chống lại sự mài mòn oxy hoá từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ có được nhờ vào tỷ lệ crôm có trong hợp kim (nhỏ nhất là 13% và có thể lên đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxy hoá của crôm thường là crôm ôxit(III). Khi crôm trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxit rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu; lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Có thể thấy hiện tượng này đối với một số kim loại khác như ở nhôm và kẽm. Niken cũng như mô-lip-đen và vanađi cũng có tính năng oxy hoá chống gỉ tương tự nhưng không được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh crôm, niken cũng như mô-lip-đen và ni tơ cũng có tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự.
Các ký hiệu | T: Dày; W: Rộng; L: Dài;
A: Cạnh; A1: Cạnh 1; A2: Cạnh 2; I.D: Đường kính trong; O.D: Đường kính ngoài; |
Tấm thép không gỉ |
Trọng lượng (kg) = T (mm) x W (mm) x L (mm) x Tỷ trọng (g/cm3) |
Ống tròn | Trọng lượng (kg) = 0.003141 x T (mm) x {O.D (mm) – T (mm)} x Tỷ trọng (g/cm3) x L (mm) |
Hộp vuông | Trọng lượng (kg) = [4 x T (mm) x A (mm) – 4 x T (mm) x T (mm)] x Tỷ trọng (g/cm3) x 0.001 x L (m) |
Hộp chữ nhật | Trọng lượng (kg) = [2 x T (mm) x {A1 (mm) + A2 (mm)} – 4 x T (mm) x T (mm)] x Tỷ trọng (g/cm3) x 0.001 x L (m) |
Thanh la (lập là) | Trọng lượng (kg) = 0.001 x W (mm) x T (mm) x Tỷ trọng (g/cm3) x L (m) |
Cây đặc tròn (láp) Dây | Trọng lượng (kg) = 0.0007854 x O.D (mm) x O.D (mm) x Tỷ trọng (g/cm3) x L (m) |
Cây đặc vuông
(láp vuông) |
Trọng lượng (kg) = 0.001 x W (mm) x W (mm) x Tỷ trọng (g/cm3) x L (m) |
Cây đặc lục giác
(thanh lục lăng) |
Trọng lượng (kg) = 0.000866 x I.D (mm) x Tỷ trọng (g/cm3) x L (m) |
Ứng dụng làm chữ nổi kim loại của inox nói riêng và kim loại nói chung
STT |
Tên vật liệu |
Đơn vị |
Trọng lượng riêng |
1 |
kg/dm3 |
2,5-2,7 |
|
2 |
Vonfram |
kg/dm3 |
19,1 |
3 |
Đu-ra |
kg/dm3 |
2,6-2,8 |
4 |
Vàng |
kg/dm3 |
19,33-19,5 |
5 |
Sắt |
kg/dm3 |
7,6-7,85 |
6 |
Đồng thau |
kg/dm3 |
8,1-8,7 |
7 |
Đồng |
kg/dm3 |
8,3-8,9 |
8 |
Thép không gỉ – inox |
kg/dm3 |
8,1 |
9 |
Kền |
kg/dm3 |
8,85-8,9 |
10 |
Chì |
kg/dm3 |
11,3-11,4 |
11 |
Kẽm |
kg/dm3 |
6,9-7,3 |
12 |
Gang trắng |
kg/dm3 |
7,58-7,73 |
13 |
Gang xám |
kg/dm3 |
7,03-7,19 |
14 |
Thủy Ngân |
kg/dm3 |
13,6 |